Rau cần nước (hay còn gọi là rau cần ta), một loại rau khá thông dụng, giờ cùng mình tìm hiểu xem rau có những công dụng gì và đáng để trồng không nhé bạn.
Rau cần nước có chứa albumin, một chất có khả năng giải độc, thanh lọc cơ thể, giúp loại bỏ các độc tố, hỗ trợ điều trị mụn nhọt. Ngoài ra rau cần nước còn giàu chất sắt, giúp tăng cường sản xuất hồng cầu, cải thiện tình trạng thiếu máu, Rau cần nước cũng có khả năng thúc đẩy giải phóng insulin, giúp ổn định đường huyết. Chỉ bao nhiêu công dụng đó thôi cũng đủ để bạn nên trồng một vài chậu trong vườn nhà mình.
Khi mua rau ngoài chợ để làm giống, bạn chọn những cây mà phần thân có rễ để trồng cho đảm bảo tỷ lệ sống cao nhất có thể. Bạn cắt một đoạn chừa 2 nách lá là vừa (lấy phần dưới để trồng, phần đọt có thể dùng để ăn).
Cây chịu đất ngập nước, nên chậu chứa này là không lỗ thoát nước, còn đất mà muốn chuyển từ trồng cây thoát nước sang trồng cây ngập nước thì cần một quá trình xử lý, bạn có thể xem chi tiết tại bài trồng rau muống nước bằng hạt, bài đó có chia sẽ chi tiết, nhưng nói ngắn gọn là bạn nên ngâm đất một khoảng thời gian để đất qua giai đoạn sìn lên, tỏa nhiệt rồi mới bắt đầu trồng được cây ngập nước.
Trồng cây xuống đất là cần có ít nhất một mắc lá nằm trong đất để nơi đó ra rễ bạn nhé, đó là điều cần thiết. Khi trồng bạn nên rút hết nước ra, tức là mặt đất chỉ ẩm ước chứ không chứa nhiều nước, vì nước sẽ làm cây nổi gốc lên khi mà cây chưa ra rễ bám vào đất.
Mình nghĩ sẽ có nhiều bạn thắc mắc là sẽ sinh ra muỗi hay không. Để tránh điều này thì bạn tưới nước thật đẫm đến nước dâng cao lên hơn mặt đất 2 – 3 cm, sau đó để đến đất hết nước rồi tưới lại thì muỗi không kịp sinh ra, còn bạn muốn cây ngập nước liên tục thì luôn duy trì nước tầm 3 cm rồi thả vài con cá 7 màu vào chậu rau.
Sau 1 tháng bạn có thể cắt để ăn, cọng sẽ cứng cáp hơn rau bạn mua ngoài chợ, và điều đặc biệt nhất là ăn ngon hơn nhiều so với rau chợ, cọng dày hơn, có cảm giác cứng hơn nhưng không già do đó tạo nên độ dòn cộng với hương vị thơm hơn, tóm lại có sự khác biệt khá nhiều khi ăn so với rau ngoài chợ đó bạn.
Sau 3 tuần kể từ khi cắt ăn lần 1, bạn có thể thu hoạch lần 2. Trong quá trình trồng, cho đến khi thu hoạch lần 2 mình đều không bón thêm bất cứ phân gì, chỉ có tưới nước cho chậu cây mà thôi, tiếp theo thì sau mỗi lần thu hoạch bạn có thể cho vào chậu một ít phân ure, nếu ure đen thì bỏ vào khoản ½ muỗng cà phê, còn phân ure trắng thì bạn bỏ vào ¼ muỗng cà phê thôi nhé (muỗng cà phê mình nói là muỗng nhỏ dùng để uống nước) và nên bỏ khi chậu ráo nước sẽ tốt hơn, nếu bạn bỏ nhiều phân thì chậu rau sẽ phủ lên một lớp rêu mặt chậu do rêu phát triển mạnh khi đất ngập nước lại chứa nhiều đạm.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài chia sẽ
Đăng ký kênh ủng hộ mình với nhé.
Thân chào các bạn.
Тэги:
#khỏe_tự_nhiên #rau_cần_nước #cây_rau_cần_nước #công_dụng_của_rau_cần_nước #rau_giàu_chất_sắt #tư_vấn_sức_khỏe #thực_phẩm_giàu_sắt #top_thực_phẩm_giàu_sắt_cho_trẻ #tiểu_đường #bệnh_tiểu_đường_nên_ăn_gì #thực_phẩm_tốt_cho_người_tiểu_đường #chữa_bệnh_tiểu_đường #trồng_rau_sân_thượng #vườn_rau_trên_sân_thượng #rau_sạch_tại_nhà #phân_bón_rau_sạch_tại_nhà #rau_sạch_nhà_trồng #thanh_moc_garden #làm_vườn_rau_tại_nhà_đơn_giản